Our social:

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Ám hiệu ngầm trong giao tiếp bạn biết được bao nhiêu?

Góc Tâm Hồn Nhỏ - Nhiều khi một việc có thành hay không chính đều nhờ ăn nói mà ra.

Ám hiệu ngầm trong giao tiếp bạn biết được bao nhiêu?

1. Đến chơi nhà người khác, khi chủ nhà nói ít hay nói nhiều thậm chí hay nhắc bạn uống trà xem tivi thì đó là lúc bạn nên cáo từ. Con người khi cảm thấy không còn gì để nói thì mới hay nhắc bạn làm những việc không liên quan. Nếu cứ tục bạn sẽ không còn được hoan nghênh nữa.
2. Khi báo cáo công việc với cấp trên mà ánh mắt của họ không chăm chú đến bạn hay ngón tay của họ vô tình gõ lên bàn thì rất có thể sếp không hài lòng với báo cáo của bạn. Nếu khi bạn bước vào mà chân họ đang đung đưa thoải mái, nhưng khi bạn bắt đầu nói, chân họ dừng lại, điều đó chứng tỏ bài báo cáo của bạn gây hứng thú với họ.
3. Khi nói chuyện với một người vừa mới quen mà tay của người đó hay đặt trước ngực chứng tỏ người đó đang có sự phòng vệ với bạn  thế nên trước khi để người ta tin tưởng bạn hãy nên cẩn thận từng hành động của mình.
4. Trong bàn rượu một người hay rót rượu cho bạn không phải người ta có việc muốn nhờ vả bạn mà là người ta có ý thù địch với bạn, thế nên bạn hãy phân tích cho kỹ xem mình là bạn hay là địch, là bạn thì nên chấp nhận còn là địch thì nên giả vờ say.
5. Một người mời bạn gì đó bạn vui vẻ nhận lời mời đó thế mà người ta lại tỏ vẻ không nhớ quên quên thì thực ra lời mời đó chỉ là buột miệng thôi bạn đừng nên đi trừ phi bạn muốn người ta ghét mình.
6. Người phát hiện ra cái sai của bạn mà không nói ra với bạn còn đáng sợ hơn là nói với bạn đặc biệt khi hai người đó đang là đối thủ trong công việc của bạn.
7. Một người mà ba hoa chích chòe với bạn thì người đó thực ra không hề kiêu ngạo nội tâm của họ tự ti vô cùng. Sự ba hoa chích chòe đó chỉ là cách để họ che giấu đi sự tự ti của mình mà thôi.

12 quy tắc khi nói chuyện 
Một lời nói đẹp ấm ba mùa đông, 12 quy tắc dưới đây đã trở thành kim chỉ nam của rất nhiều người.
1. Việc gấp nói từ từ
Gặp phải chuyện cấp bách nếu có thể điềm tĩnh từ từ kể chuyện rõ ràng sẽ giúp người nghe để lại ấn tượng điềm tĩnh, không kích động về bạn từ đó thêm tín nhiệm bạn
2. Việc nhỏ nhặt nên chọn cách nói hài hước
Đặc biệt là những việc nhắc nhở với ý tốt dùng cách nói hài hước sẽ làm người nghe dễ tiếp nhận, họ không những cảm ơn bạn mà còn làm tăng cảm giác thân mật giữa hai người
3. Chuyện không chắc chắn thì nên thận trọng khi nói ra
Với những chuyện chưa chắc chắn nếu bạn không nói người khác sẽ nghĩ bạn giả tạo, nhưng nếu thận trọng nói ra thì người khác sẽ nghĩ bạn là người đáng tin cậy
4. Chuyện chưa xảy ra đừng có nói linh tinh
Mọi người đều ghét nhất là loại người lắm chuyện, nếu bạn hay không nói linh tinh về những chuyện chưa xảy ra hay nói xấu thì người ta sẽ nghĩ bạn là có đạo đức, chân thật có tính trách nhiệm
5. Chuyện chưa làm được đừng nói bậy
Đừng bao giờ dễ dàng hứa những gì mình không làm được, sẽ làm người nghe nghĩ bạn là người giữ lời hứa và tin tưởng em.
6. Việc làm tổn thương người khác không được nói
Đừng bao giờ dễ dàng dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt với quan hệ thân thiết. Điều đó sẽ khiến bạn trở thành người lương thiện có tác dụng tăng sự thân mật tin cận giữa hai người
7. Chuyện buồn đừng có gặp ai là kể
Con người vào lúc đau buồn luôn có mong muốn được tâm sự nhưng nếu gặp người đã nói ra sẽ làm người ta thấy áp lực xa lánh, nghi ngờ bạn. Đồng thời bạn sẽ để lại cho người khác ấn tượng là bạn không quan tâm đến người ta, muốn mang đau khổ sang cho người ta.
8. Chuyện của người khác cẩn thận khi nói
Giữa người và người đều cần khoảng cách an toàn không được dễ dàng đánh giá, lan truyền chuyện của người khác sẽ giữ được cảm giác an toàn.
9. Chuyện của mình nên nghe xem người khác nói thế nào
Chuyện của mình nên nghe cách nghĩ của người ngoài, một là có thể cho người khác thấy được sự khiêm tốn của mình hai là bạn là người có lý trí sáng suất.
10. Chuyện của bề trên nghe nhiều nói ít
Người già thường không thích những người trẻ bình luận chuyện của mình, nếu bạn nói quá nhiều jbạn sẽ là người không tôn trọng bề trên, khiêm tốn.
11. Chuyện vợ chồng nên thương lương 
Giữa vợ chồng với nhau đáng sợ nhất là cả hai chỉ trích nhau, nhưng cùng nhau thương lượng sẽ có hiệu quả cùng đồng tình, tăng cường tình cảm hai người.
12. Chuyện trẻ con, nói theo kiểu chỉ dẫn
Đặc biệt là những đứa trẻ tuổi dậy thì luôn khác người nên dùng lời nói ôn hòa, chắc chắn chỉ dẫn cho chúng, như vậy sẽ làm chúng có thiện cảm với bạn đồng thời có tác dụng thuyết phục chúng cao hơn.


Theo SKCĐ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét